Với sự bùng nổ của thị trường nhà thông minh, công nghệ smart home, cảm biến nhà thông minh nói chung và cảm biến hồng ngoại nói riêng đã không còn trở nên xa lạ với nhiều người. Cảm biến hồng ngoại với những sự ưu việt của mình, đem đến cho cuộc sống con người sự tiện nghi, tự động hóa và cuộc sống đẳng cấp, tiết kiệm, an toàn.
Về nguyên lý hoạt động:Cảm biến hồng ngoại được hoạt động nhờ đầu dò, bên trong gắn 2 cảm biến tia nhiệt, nó có 3 chân ra, một chân nối masse, một chân nối với nguồn volt DC, mức áp làm việc có thể từ 3 đến 15V, góc dò lớn. Để tăng độ nhậy cho đầu dò, bạn dùng kính Fresnel, nó được thiết kế cho loại đầu có 2 cảm biến, góc dò lớn, có tác dụng ngăn tia tử ngoại.
2. Những lưu ý không thể bỏ qua khi lắp đặt và sử dụng cảm biến hồng ngoại
Khi lắp đặt cần chú ý những vấn đề sau:
- Không hướng mắt sensor về phía dàn nóng máy lạnh. Vì dàn nóng máy lạnh khi hoạt động thường có nhiệt độ cao, tia bức xạ hồng ngoại của nó phát ra sẽ gây nhiễu cảm biến, khiến nó hoạt động không chính xác.
- Không hướng mắt sensor về phía cửa sổ có rèm che. Theo tôi, lý do của việc này là để tránh báo động giả. Khi cửa sổ mở, nhiều nguồn nhiệt xâm nhập, rèm che gặp gió sẽ có thể gây nhiễu cảm biến vi sóng.
- Không lắp đặt cảm biến PIR trong nhà ra ngoài trời. Cảm biến PIR loại trong nhà không có tính năng chịu mưa nắng, để ngoài trời dù không trực tiếp gặp mưa nắng, nó cũng dễ bị hỏng dần chất liệu vỏ, lăng kính fresnel, khiến chức năng hoạt động kém dần đi.
- Không hướng trực tiếp mắt sensor về nơi nhiều nắng mặt trời. Tia mặt trời có nhiều bức xạ hồng ngoại, khiến sensor bị nhiễu.
- Không nên đặt sensor gần dây điện nguồn. Cảm biến PIR là một thiết bị điện tử, hoạt động ở điện áp thấp nên hạn chế đặt gần điện nguồn cao áp.
- Không nên hướng mắt sensor ra phía cổng sát đường đi. Lý do đơn giản là để tránh báo động giả không đáng có do người khác đi bộ hoặc chạy bộ ngang qua cổng. Sensor có thể lầm với việc đột nhập.
- Để sử dụng đúng và có hiệu quả, cần có hiểu biết về nguyên lý hoạt động của các thiết bị cảm biến hồng ngoại.
- Trước hết cần phải làm rõ ý nghĩa đầy đủ của chữ “hồng ngoại” của cảm biến. Thực ra phải gọi chính xác là “hồng ngoại thụ động” (Passive Infrared, thường viết tắt là PIR). Hồng ngoại chủ động (Active Infrared) là nói đến một vật thể bức xạ ra tia hồng ngoại. Cảm biến chúng ta thường dùng nhận tia hồng ngoại phát ra từ thân thể người (Hoặc nguồn nhiệt bất kỳ) chứ bản thân nó không tự phát ra tia hồng ngoại, sau đó phân tích để xác định điều kiện báo động.
Vậy nên nó là thụ động.
Trong hướng dẫn lắp đặt của hầu hết mọi nhà sản xuất cảm biến PIR đều có ghi chú về các vị trí lắp cảm biến cần tránh. Nếu không để ý kỹ, người lắp đặt sẽ dễ phạm phải. Kết quả là cảm biến có khi không hoạt động đúng chức năng, có khi lại báo động giả.